Cổng Đá Là gì? Mẫu cổng nhà thờ, từ đường, cổng lăng mộ đẹp

Từ xa xưa đến nay, các mẫu cổng đá vô cùng thân thuộc với văn hóa Việt Nam. Các mẫu cổng này như là một phần kiến trúc không thể thiếu của những công trình tâm linh từ nhỏ cho đến lớn. Ví dụ như đình chùa, lăng miếu, nhà thờ họ…. Tất cả đều thể hiện ý nghĩa phong thủy cũng như tăng tính thẩm mỹ cho các công trình tâm linh lên rất nhiều.

Khái niệm về cổng đá

Trong các công trình kiến trúc tâm linh thì cổng đá chính là một phần không thể thiếu. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu cổng đá ở đình chùa, các khu lăng mộ … Đây là một hình ảnh vô cùng đặc trưng và quen thuộc với văn hóa Việt Nam từ xa xưa đến nay.

Tổng quan về cổng đá
Tổng quan về cổng đá

Các mẫu cổng làm bằng đá luôn toát lên một vẻ đẹp của sự uy nghiêm và đầy cổ kính. Dễ dàng có thể thu hút được tầm nhìn và sự chú ý từ xa cũng như là điều đầu tiên tạo ra sự ấn tượng cho một công trình kiến trúc quy mô.

Đối với các công trình tâm linh các mẫu cổng này được thiết kế theo dạng tứ trụ. Còn đối với cổng làng, nhà dân sẽ được thiết kế dạng 2 trụ và có mái che.

Cổng tam quan là gì

Thực chất cổng tam quan cũng là một trong những mẫu cổng đá. Ta có thể thấy tam quan là từ hán có nghĩa là ba lối đi. Vì thế, cổng tam quan tức là cổng có 3 lối đi. Trong đó có 1 lối đi lớn ở giữa và 2 lối đi nhỏ ở hai bên.

Đây chính là kiến trúc cực kỳ phổ biến tại Việt Nam đặc biệt là ở các công trình kiến trúc tâm linh. Ngoài ra, rất nhiều nước phương Đông cũng lựa chọn cổng tam quan cho các công trình lớn.

Cổng tam quan 
Cổng tam quan

Mặc dù có tới 3 lối đi, tuy nhiên đa phần mọi người sẽ di chuyển thông qua hai lối đi nhỏ còn lối đi lớn thường sẽ được mở cửa để oto di chuyển hoặc là các dịp lễ lớn.

Theo như ghi chép lịch sử, thì cổng tam quan có tuổi đời cực kỳ cao. Là một trong những mẫu cổng làm bằng đá lâu đời nhất tại Việt Nam. Cổng tam quan được xuất hiện lần đầu từ thời nhà lý trần. Từ đó đến nay thì cổng tam quan đã trở thành một nét văn hóa kiến trúc của Việt Nam.

Trụ biểu là gì

Trụ biểu cũng là một trong những dạng cổng đá đang khá phổ biến hiện nay. Trụ biểu cũng có thiết kế dạng tứ trụ nhưng không có mái che. Có thể nói trụ biểu chính là một biến thể có phần tinh giản của cổng tam quan.

Đều có thiết kế là tứ trụ và 3 lối đi với 1 lối đi lớn và 2 lối đi nhỏ. Trụ biểu sẽ có hai trụ cao ở giữa và hai trụ có phần thấp hơn sẽ ở hai bên. Chất liệu chính tạo nên các trụ biểu là đá tự nhiên. Cùng với đó là các trụ biểu cao vút thể hiện sự uy nghiêm, vững chắc, sừng sững giữa đất trời .

Trụ biểu
Trụ biểu

Ở phần trên của các trụ biểu thường có hình nhọn và được trang trí bằng hoa sen, đèn lồng hoặc cổ lâu. Phần thân của trụ được chạm khắc tinh xảo các câu đối tiếng Hán phồn thể. Nội dung các câu đối thường cầu nguyện sự may mắn, tài lộc hoặc các chiến tích lịch sử của làng.

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các mẫu cổng được thiết kế theo kiểu trụ biểu ở các công trình kiến trúc cổ xưa tại Huế. Ngoài ra, các cổng làng từ xưa đa phần đều được thiết kế theo kiểu trụ biểu.

Mặc dù các đình, miếu ở các làng có thể được xây dựng không quá lớn. Nhưng các trụ biểu lại rất được đầu tư và chăm chút từ kích thước cho đến các họa tiết hoa văn. Thể hiện được tinh thần mạnh mẽ và sự uy nghiêm của dân làng.

Mẫu cổng nhà thờ, từ đường, lăng mộ đẹp

Ý nghĩa thật sự của công đá trong đời sống văn hóa

Cổng đá không đơn thuần chỉ một phần trong các công trình kiến trúc mà nó còn có rất nhiều ý nghĩa thật sự khác. Cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé!

Ý nghĩa trong văn hóa lịch sử

Cổng đá đã được xuất hiện từ xa xưa cho đến hiện nay. Vì thế trong văn hóa lịch sử các mẫu cổng làm bằng đá có một ý nghĩa cực sâu sắc.

Cổng tam quan xây dựng dựa trên thuyết Tam tài, tức là cổng chính (lớn) ở giữa sẽ là lối đi dành cho vua chúa. Cổng phụ (nhỏ) bên trái sẽ là lối đi cho quan văn và cổng còn lại là sẽ dành cho quan võ. Vì thế mà cho đến hiện nay, các công trình có cổng tam quan thì lối đi chính vẫn là 2 cổng nhỏ.

Và cũng vì lí do này mà cổng tam quan thường được xây dựng ở cổng làng, đình chùa hay miếu tự để chào đón mỗi khi vua chúa đến viếng thăm.

Ý nghĩa cổng đá trong lịch sử
Ý nghĩa cổng đá trong lịch sử

Đặc biệt, các mẫu cổng này ở cố đô Huế được chia làm 5 cổng hay còn gọi là ngũ quan môn, thể hiện sự phân chia giai cấp rõ ràng ở thời xưa. Cổng chính (lớn) ở giữa vẫn là lối đi dành cho vua chúa. Các cổng tiếp theo từ trong ra ngoài sẽ dành cho qua lại và binh lính.

Ý nghĩa trong đời sống

Trong đời sống từ xưa cho đến nay thì loại cổng này như một nét đẹp văn hóa lâu đời luôn được gìn giữ qua bao thế hệ. Thông thường, cổng đá nói chung hay cổng tam quan nói riêng được lựa chọn và xây dựng nhằm thể hiện sự tưởng nhớ, kính trọng với các bậc bề trên.

Những họa tiết, hoa văn được nghệ nhân điêu khắc trên các mẫu cổng với mong muốn cầu sự may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho con cháu trong dòng họ hoặc người dân trong vùng.

Ý nghĩa trong đạo Phật

Cổng đá cũng có một ý nghĩa về mặt tôn giáo vô cùng đặc biệt. Trong đó, cổng tam quan và Phật giáo có mối liên kết rất chặt chẽ với nhau.

Phật giáo quan niệm rằng, cổng tam quan đại diện cho “tam quan” của nhà Phật đó là “hữu quan” – sắc, “không quan” – không, “trung quan” – sự kết hợp của sắc và không. Bạn cũng có thể hiểu đơn giản rằng cổng tam quan chính là cổng điện Tam Bảo (Phật – Pháp – Tăng).

Ý nghĩa trong Phật giáo 
Ý nghĩa trong Phật giáo

Trong Phật giáo Thiền Tông cổng tam quan được hiểu như là hình ảnh tưởng trưng cho “tam giải thoát môn”. Bao gồm các cửa Vô Không, cửa Vô Tác và cửa Vô Nguyện và khi đặt chân qua các cửa này sẽ đưa bạn đến cõi Niết Bàn. Đặc biệt thay, chùa phái Thiền Tông không xây cổng tam quan ở lối ra vào.

Điều này nói lên chỉ khi con người ta bỏ được sân si, oán hận, đau khổ trần đời và tìm được sự yên bình trong tâm trí thì mới có thể hiểu hết được ý nghĩa của ba cửa này.

Cổng tam quan dường như là một kiến trúc được xuất hiện vô cùng phổ biến tại các công trình  tâm linh như đình chùa, miếu thờ … ở Việt Nam và Trung Quốc.

Tuy nhiên, ta lại khó thấy các cổng tam quan xuất hiện ở các quốc gia Phật giáo khác như Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Tây Tạng, Cambodia … Từ đó ta có thể nhận thấy cổng tam quan chính là sự kết hợp giữa Nho giáo và Phật giáo.

Theo quan niệm phong thủy xa xưa thì cổng bên trái là “Thanh Long”, cổng bên phải là “Bạch Hổ”. Vì thế, khi quan khách đến viếng thăm chùa chiền thường đi vào bên trái và đi ra bên phải với hàm ý “Nhập Thanh Long xuất Bạch Hổ” rước phước đức và cầu mong sự may mắn từ chùa về nhà.

Ý nghĩa trong đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài cũng sử dụng cổng tam quan hầu hết trong các công trình Thánh Thất. Các cổng tam quan của đạo Cao Đài được xây dựng vô cùng chỉnh chu và đồ sộ. Đặc biệt, các Thánh Thất Cao Đài lớn có nhiều cổng tam quan, có thể nói đến Toà Thánh Tây Ninh có đến 12 cổng tam quan.

Cổng đá trong đạo Cao Đài thể hiện sự kiên trì và quyết tâm của các tín đồ đối với tôn giáo, tín ngưỡng của mình.

Vì sao cần làm cổng đá, cổng tam quan cho các nhà thờ lăng mộ

Cổng đá nói chung hay cổng tam quan nói riêng đều được xem như một phần không thể thiếu trong các công trình kiến trúc tâm linh như đình chùa hay lăng mộ. Dưới đây là các lý do vì sao mà bạn cần làm mẫu cổng này.

Tạo nên ấn tượng sâu sắc đầu tiên

Tại sao lại là ấn tượng sâu sắc đầu tiên? Vì cổng tam quan sẽ là những công trình đầu tiên xuất hiện trong tầm nhìn của du khách quan, khi đến viếng thăm các khu lăng mộ hay đình chùa …

Cổng đá xanh rêu
Cổng đá xanh rêu

Chúng sẽ giúp các công trình tâm linh của bạn tăng thêm sự uy nghiêm và trang trọng. Đặc biệt, rất dễ dàng thu hút cũng như tạo sự tò mò từ xa khi người dân đi qua.

Bảo vệ công trình

Việc xây dựng một cổng đá và hệ hàng cột đá xung quanh công trình tâm linh của bạn sẽ giúp cho công trình được cố định trong một diện tích nhất định. Tạo nên sự thống nhất và dễ dàng chăm sóc và bảo vệ lăng mộ. Ngoài ra, còn có tác dụng ngăn chặn các thành phần có ý định xấu đến gần công trình.

Tạo nên vẻ đẹp tâm linh bền bỉ

Khi các khu nhà thờ lăng mộ hay đình chùa có một cổng đá phía trước sẽ tạo nên một vẻ đẹp tâm linh bền bỉ với thời gian. Không những vậy, theo các quan niệm phong thủy xa xưa thì việc này còn có tác dụng ngăn chặn tà khí, bảo vệ sinh khí cùng như không gian yên tĩnh bên trong.

Và các chất liệu để làm nên một mẫu cổng này đều là các loại đá tự nhiên từ Ninh Bình, Thanh Hóa … vô cùng bền bỉ với thời gian và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết.

Mẫu cổng cho đình, chùa, miếu 
Mẫu cổng cho đình, chùa, miếu

Biểu tượng của sự kính trọng và uy nghiêm

Chắc chắn các công trình tâm linh của bạn sẽ càng trở nên uy nghiêm nếu như có một cổng đá sừng sững phía trước. Việc này thể hiện một sự kính trọng rất lớn đối với những bậc bề trên, người đã khuất hay với các tín ngưỡng tôn giáo.

Các loại cổng đá, cổng tam quan ngày nay

Hiện nay, các mẫu cổng đá hay cổng tam quan đang xuất hiện ngày càng nhiều tại các công trình tâm linh từ nhỏ tới lớn. Hãy điểm lại các mẫu cực đẹp và phổ biến nhất.

Mẫu cổng cho nhà thờ, đình, chùa, miếu…

Mẫu cổng làm bằng đá cho nhà thờ, đình, chùa, miếu … là một phần kiến trúc chắc chắn không thể thiếu. Nó có tác dụng ngăn chặn những thứ ô uế xâm nhập vào chốn linh thiêng.

Mẫu cổng cho đình, chùa, miếu 
Mẫu cổng cho đình, chùa, miếu

Mẫu cổng cho nhà thờ họ

Xây dựng một cổng đá nhà thờ họ là điều vô cùng cần thiết. Vì đây vốn là một nơi đặc biệt của gia tộc và cũng là nơi lưu giữ rất nhiều những di vật, kỷ vật của cha ông để lại.

Mẫu cổng cho nhà thờ họ 
Mẫu cổng cho nhà thờ họ

Mẫu cổng cho lăng mộ

Các lăng mộ với những mẫu cổng làm bằng đá phía trước giúp tăng thêm tính trang trọng rất nhiều. Và cũng theo các quan niệm phong thủy xa xưa, thì việc này sẽ giúp thu hút sinh khí đất trời, tạo sự bình yên cho lăng mộ.

Mẫu cổng đá cho lăng mộ 
Mẫu cổng đá cho lăng mộ

Mẫu cổng cho biệt thự

Cổng đá dành cho biệt thự còn khá xa lạ và ít phổ biến. Tuy nhiên, do các vật liệu làm nên mẫu cổng này là từ đá tự nhiên với độ bền, độ bóng cực kỳ cao. Thì đã có rất nhiều khách hàng yêu cầu cách điệu các mẫu trên trở nên hiện đại hơn để làm cổng cho các ngôi biệt thự của mình.

Mẫu cổng cho biệt thự 
Mẫu cổng đẹp

Cổng làng

Cổng làng xuất hiện ở các làng quê đã là một hình ảnh quen thuộc trong tuổi thơ của bất kỳ ai. Đây được xem như là “ranh giới” để giúp người dân hay du khách phân biệt được địa phận của các làng với nhau.

Mẫu cổng làng làm bằng đá 
Mẫu cổng làng làm bằng đá

Kiểu trúc tổng quan của cổng đá

Về kiến trúc chung thì các cổng đá có kết cấu khá giống nhau. Và thông dụng nhất vẫn là cổng tam quan với 3 lối đi. Thông thường các cổng sẽ được thiết kế 2 tầng, tuy nhiên khách hàng vẫn có thể yêu cầu làm nhiều tầng hơn để tăng sự hoành tráng cho công trình.

Số tầng hay số cửa sẽ được quyết định bởi khách hàng. Có thể số tầng sẽ là 3 hoặc 4 số cửa có thể 3 hoặc 5 … phụ thuộc vào phong thủy của gia chủ, tổng quan công trình. Một công trình tâm linh lớn không thể xây dựng một mẫu cổng nhỏ và ngược lại.

Cổng đá tam quan nguyên khối sưe dựng chất liẹu đá xanh đen
Cổng đá tam quan nguyên khối sưe dựng chất liẹu đá xanh đen

Ở phía trên các mẫu cổng sẽ là phần mái. Và họa tiết được các nghệ nhân điêu khắc lên sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng và tín ngưỡng tôn giáo. Đa phần các mẫu cổng làm bằng đá hiện nay đều có các câu đối. Phần trán cửa sẽ ghi tên của công trình.

Kiến trúc thường thấy hiện nay nhất của cổng đá là cổng có gác và cổng tứ trụ:

Cổng có gác xuất hiện khá phổ biến ở các đình chùa hiện nay. Với thiết kế một tầng tạo sự bề thế cho công trình. Bạn cũng có thể tận dụng gác này để treo chuông, trống …

Cổng kiểu tứ trụ có cấu trúc là 4 trụ bao gồm 2 trụ cao ở giữa và 2 trụ thấp ở 2 bên tạo thành 3 lối đi. Nối liền 4 trụ sẽ là trán cổng

Chất liệu làm nên cổng đá, cổng tam quan

Các chất liệu làm nên loại cổng này đều là đá tự nhiên từ Ninh Bình, Thanh Hóa… Bởi vì các loại đá tự nhiên này có độ bền cực kỳ cao và chống chọi được sự khắc nghiệt mưa nắng của thời tiết.

Các loại đá phổ biến hiện nay như đá xanh Ninh Bình, đá xám, đá vàng … Mỗi loại đá đều có ưu và nhược điểm cũng như giá thành khác nhau. Bạn có thể lựa chọn loại đá phù hợp với phong thủy hay tài chính của bản thân.

Báo giá chi tiết cổng đá

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả để hoàn thành một mẫu cổng đá như kích thước, kiểu dáng, vật liệu, họa tiết … Vì thế mà để bảo giá chi tiết và chính xác một sản phẩm sẽ điều vô cùng khó khăn.

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số hotline của Đá Tâm Linh Việt để đội ngũ chuyên viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi hỗ trợ và báo giá chi tiết nhất nhé!

Địa chỉ làm cổng đá uy tín – chất lượng – giá cả tốt trên toàn quốc

Việc thiết kế và xây dựng các mẫu cổng đá cho những công trình kiến trúc tâm linh luôn có những yêu cầu rất khắt khe. Vì thế là tìm một địa chỉ thi công uy tín, chất lượng là vô cùng quan trọng.

Cổng đá - Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt
Cổng đá – Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt

Chắc chắn Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt, địa chỉ đáng để bạn lựa chọn và trao gửi niềm tin. Với kinh nghiệm dày dặn trong việc sản xuất và thi công các cổng đá, kiến trúc bằng đá cho khu tâm linh như: nhà thờ, đình, lăng mộ … từ đá tự nhiên. Đã đáp ứng và làm hài lòng vô số khách hàng trên toàn quốc, tại các tỉnh thành như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Long An … 

Cổng đá - Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt
Cổng đá – Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt

Với đội ngũ nhân sự dày dặn kinh nghiệm trong tư vấn, báo giá để luôn đảm bảo cung cấp đến cho các khách hàng mức giá chi tiết nhất và tránh phát sinh các chi phí không cần thiết.

Cổng đá - Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt
Cổng đá – Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt

Và chắc chắn một cơ sở uy tín thì không thể thiếu đội ngũ nghệ nhân với tay nghề cao. Đội ngũ nghệ nhân tại Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt đã có rất nhiều năm kinh nghiệm và chế tác ra vô số sản phẩm chắc chắn và tinh xảo.

Cổng đá - Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt
Cổng đá – Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt

Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt – Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Đến với chúng tôi chắc chắn bạn sẽ nhận lại sự hài lòng tuyệt đối từ các sản phẩm, dịch vụ và chế độ bảo hành sau mua cực kỳ tốt.

Lời kết

Trên đây chính là những thông tin vô cùng quan trọng về các mẫu cổng đá mà bạn cần phải biết. Hy vọng, thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích và cơ sở để lựa chọn các mẫu cổng bằng đá phù hợp.

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI