Nghi lễ cúng sang cát là một phong tục truyền thống của người Việt Nam trong việc tiễn đưa người đã khuất. Tuy nhiên, để hiểu rõ ý nghĩa và những lưu ý khi thực hiện, mời bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tại sao phải tổ chức nghi lễ cúng sang cát?
Cải táng hay là bốc mộ, sang cát, sang tiểu là một tập tục được thực hiện sau khi người chết qua ba năm đoạn tang hoặc một khoảng thời gian khác. Người nhà sẽ đào huyệt mộ, nhặt xương của người chết, cho vào tiểu sành hoặc quan quách. Sau đó đem đi chôn chỗ khác.
Nghi lễ cúng sang cát bắt nguồn từ thời Bắc thuộc, khi người Trung Quốc định cư tại Nam và có nhu cầu đưa xương cốt người khuất về quê hương. Về sau, điều này trở thành lệ và phong tục.
Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do đất pha cát phù sa, khi chôn người chết thường tiêu hao thịt xương. Ngoài ra, gỗ và quần áo thường hư hỏng nhanh chóng bởi thời tiết khắc nghiệt. Mùa lũ nước đầy, còn mùa cạn lại khô, mối và các loại sâu bọ cũng thường xâm nhập vào trong. Vì vậy, cải táng mộ trở thành phong tục để bảo vệ người đã khuất khỏi sự tàn phá của thời gian và các loài sinh vật gây hại, đồng thời giữ cho khu vực mộ luôn sạch sẽ và trang trọng.
Trong “Việt Nam Phong tục”, tác giả Phan Kế Bính đã miêu tả rất chi tiết về việc cải táng và những lý do đa dạng mà người ta thực hiện nó. Theo ông, việc cải táng có thể do gia đình nhà nghèo không có đủ tiền để tổ chức tang lễ. Họ sẽ mua một cỗ ván xấu để, sau ba năm rồi cải táng, nhằm tránh việc ván bị hỏng và hại đến di hài.
Ngoài ra, cải táng còn có thể do chỗ đất bị mối kiến, nước lụt hoặc các hiện tượng kỳ lạ xảy ra. Trong một số trường hợp, các nhà địa lý cũng cho rằng chỗ mả không may mắn, dẫn đến sụt đất, cây cối khô héo, hoặc các hiện tượng kỳ lạ xảy ra, do đó người ta cải táng để tìm chỗ mới hơn.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng tìm đến thầy địa lý để tìm chỗ cải táng, với hy vọng cầu được công danh phú quý. Cuối cùng, việc sang cát gần chỗ mả tổ tiên cũng là một lý do phổ biến, nhằm mục đích quy tụ mồ mả.
Tóm lại, nghi lễ cúng sang cát hay cải táng là một phong tục quan trọng trong văn hóa Việt Nam, được thực hiện với nhiều lý do khác nhau và mang ý nghĩa tôn trọng người đã khuất và hy vọng tìm được chỗ yên nghỉ thích hợp cho họ.
Thời điểm diễn ra nghi lễ cúng sang cát
Khi nào tổ chức nghi lễ cúng sang cát?
Thời điểm cần tiến hành sang cát (cải táng) phụ thuộc vào phong tục và tôn giáo của từng vùng miền. Thông thường, sau khi người mất đã được chôn cất sau ba năm, gia đình sẽ tiến hành sang cát. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của môi trường địa lý và khí hậu, việc sang cát sẽ được lùi lại sau 4 đến 7 năm sau tang lễ để đảm bảo xác người đã được phân hủy đầy đủ.
Ngoài ra, thời điểm diễn ra nghi lễ cúng sang cát cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng theo tuổi của vong đã mất và tuổi của trưởng nam trong gia đình. Thường được tiến hành vào khoảng từ cuối Thu đến trước ngày Đông Chí của năm, sau khi đã được thầy phong thủy xem ngày tốt và chọn vị trí địa lý hợp tuổi và phong thủy.
Điềm báo không nên tổ chức nghi lễ cúng sang cát?
Theo quan niệm dân gian, có ba điềm báo cho thấy không nên sang cát mộ. Các bạn cùng lưu ý nhé!
Điềm báo đầu tiên là khi đào đất lên thấy con rắn màu vàng. Đây là hiện tượng Long xà khí vật – hay khí thịnh. Nếu tiếp tục cải táng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thịnh khí của ngôi mộ, làm cho gia đình gặp điềm xui xẻo.
Điềm báo thứ hai là khi mở nắp quan tài ra thấy có một sợi dây tơ hồng quấn quýt với nhau. Đây là hiện tượng gọi là đất kết. Điềm báo khí tốt và may mắn. Vì vậy, nếu thấy đặc điểm này, người nhà không nên đào và tiếp tục sang cát, phải dừng lại, đóng nắp quan tài và đặt vào vị trí cũ.
Điềm báo thứ ba là đất đào lên có sinh khí ấm áp, huyệt mộ khô ráo không có nước hoặc nước đặc và đóng lại như sữa. Phần mộ cải táng cỏ mọc xanh tốt, đẹp đẽ, thậm chí đất có dấu hiệu nở ra đều là những điều tốt. Tuy nhiên, khi phát hiện điều này cần ngay lập tức ngừng việc bốc mộ, nếu cố tình làm sẽ đem lại tai vạ cho gia đình.
Vì vậy, nếu xảy ra bất kỳ một trong ba điềm báo này, thì người ta tin rằng không nên tiếp tục nghi lễ cúng sang cát mộ, vì nó sẽ gây ra hậu quả không tốt cho gia đình và thịnh vượng của họ.
Nghi lễ cúng sang cát hay bốc mộ cần chuẩn bị gì?
Chọn ngày giờ
Khi chuẩn bị nghi lễ cúng sang cát cho người đã khuất, gia đình cần lưu ý đến yếu tố ngày và giờ để chọn ngày giờ tốt nhất. Nếu chọn ngày giờ không phù hợp, sẽ dễ gây ra những hậu quả không mong muốn cho gia đình.
Theo phong thủy, ngày giờ tốt để tổ chức nghi lễ cúng sang cát là ngày Tam Hợp, Lục Hợp, Chí Đức Hợp. Tránh chọn các ngày Lục Xung, Lục Hình, Thập Nhị Hưng Đức, Thập Nhị Ác Đại Bại, ngày ác sát, ngày bạch hổ đại sát và giờ thiên lôi, giờ sát thần, giờ không vong.
- Các ngày ác sát bao gồm Canh Tý, Giáp Tuất, Quý Mùi, Mậu Thìn, Ất Hợi, Mậu Dần.
- Ngày thập ác đại bại là Canh Thìn, Ất Tỵ, Tân Tỵ, Bính Ngọ, Nhâm Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Sửu.
- Ngày bạch hổ đại sát thường rơi vào các ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, Dần, và Tuất.
- Ngày Giáp, Ất giờ Ngọ, Bính, Đinh giờ Tuất, Canh, Tân giờ Sửu, Nhâm, Quý giờ Mão được xem là giờ thiên lôi, giờ sát thần.
- Ngày Dần, Thân, Tỵ, Hợi giờ Thìn, giờ Hợi, Ngày Tý, Ngọ, Mão, Dậu giờ Thìn, Dậu, Ngày Thìn, Tuất, Sửu, Mùi giờ Thìn, Mùi là giờ sát thần.
- Ngày Giáp Thân giờ Kỷ Dậu, ngày Ất Mùi giờ Canh Ngọ, ngày Bính Thìn giờ Tân Tỵ, ngày Đinh Mão giờ Nhâm Dần, ngày Mậu Tý giờ Quý Sửu được gọi là giờ không vong.
Chọn huyệt cát chuẩn phong thủy
Quỹ đất để xây huyệt mộ ngày càng hạn chế, vì thế chọn huyệt chuẩn phong thủy càng trở lên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đảm bảo những lưu ý đến loại đất và vị trí của huyệt để nghi lễ cúng sang cát trở lên thuận lợi.
- Nên chọn đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới là tốt nhất. Khí đất của huyệt cần tươi tốt, đất rắn chắc tươi tắn.
- Nếu đất ở vùng đồng bằng thì đất cần tươi mịn, có mùi thơm, đào lên phía dưới độ 6,70cm đất đặc quánh, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm hoặc nên cùng màu với đất khu vực bản địa.
- Nếu đất ở miền sơn cước thì đất cần mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt nhưng không được quá khô.
- Kỵ nhất là chọn huyệt đất tơi xốp quá khô, “không tốt cho xương” hoặc đào lên ở đáy huyệt nếu có mạch nước ngầm chảy xiết dưới huyệt “lâu dài rất dễ trôi mất tiểu mất mộ”.
- Nếu đào huyệt có nước ít thì tốt nhưng không được chảy xiết và màu sắc của nước trong, mùi thơm, tránh nước có mùi tanh nồng mùi hôi hoặc mùi khó ngửi.
- Ngoài ra, cần tránh chọn huyệt bị các mộ xung quanh lấn chiếm trước mộ đè lên mộ, hoặc các góc mộ khác chọc vào ngay trước phần mộ, hoặc đâm xuyên vào 2 bên cạnh mộ. Nếu chọn được huyệt phía trước rộng thoáng, lại nhìn ra ao hồ hay sông suối là đẹp nhất. Không thì đảm bảo, tối thiểu cũng có một khoảng đất trống ngay trước huyệt mộ.
- Hệ thống đường đi xung quanh huyệt cũng cần được quan sát cẩn thận. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì không nên chọn. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng không tốt. Nên chọn huyệt nơi yên tĩnh xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
Bên cạnh đó, kích thước xây mộ sau cải táng cũng cần lưu ý. Dưới đây là một số kích thước phổ biến được các chuyên gia phong thuỷ lựa chọn. Bạn có thể tham khảo.
Kích thước 69 x 107, ý nghĩa thêm đinh – quý tử
Kích thước 81 x 127, ý nghĩ thêm tài vượng – Tiến Bảo
Kích thước 89 x 147, ý nghĩa thêm Phúc – Thêm Đinh
Kích thước 107 x 167, ý nghĩa thêm Quý Tử – Thêm Phúc
Kích thước 107 x 176, ý nghĩa thêm Quý Tử – Phú Quý
Chuẩn bị lễ vật
Để nghi lễ cúng sang cát được diễn ra thuận lợi nhất, bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật dưới đây:
Đồ dùng khi cải táng
- 01 cái tiểu hoặc quách. Tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, chúng ta có thể lựa chọn tiểu hoặc quách có chất liệu và chất lượng khác nhau. Ví dụ như sành, sứ , xi măng, gỗ, …
- 01 miếng vải đỏ
- 01 tấm nylon
- 50 lít nước vang
- 02 lít rượu trắng
- 03 cái chậu mới
- 10 khăn
Xương cốt sau khi nhặt cho vào chậu rượu và nước vang rửa sạch sẽ được xếp lần lượt trên tấm vải đỏ. Tuy nhiên, phần sọ sẽ phải dùng trà hoặc vải kê để mặt hướng lên trên.
Đồ lễ cải táng
Ngoài đồ dùng khi bốc mộ, bạn còn cần chuẩn bị các lễ vật để tổ chức nghi lễ cúng sang cát gia tiên và thần linh. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình để chuẩn bị lễ vật miễn sao là thành tâm. Tuy nhiên cần đảm bảo những lễ sau:
- Nhang, hoa quả, trầu cau
- Rượu, thuốc lá, nến, gạo, muối trắng
- 01 bộ đồ Quan Thần Linh, ngựa và giấy tiền vàng mã
- Xôi, gà trống luộc nguyên con
Dụng cụ cải táng: Xẻng, cuốc, búa, …
Văn khấn
Đa số các bài văn khấn sẽ mở đầu bằng:
“Nam mô A Di Đà Phật! (Đọc 3 lần).
Con xin kính lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương. Con xin lạy kính Đức Hoàng Thiên Hậu, Thổ chư vị Tôn thần. Con xin lạy các ngài Sơn Thần, Thổ địa, Long Mạch và Thần linh cai quản chốn này.
Hôm nay, ngày, tháng, năm Âm lịch, con tên là…, trú tại…”
Nội dung cụ thể của các bài khấn trong nghi lễ cúng sang cát, mời bạn cùng tham khảo dưới đây:
Văn khấn nghi lễ cúng sang cát, sửa mộ, dời mộ tại gia
Than ôi
Thương xót cha (Hoặc mẹ) xưa, nay đã vắng xa trần thế
Thác về, sống gửi, đất ba thước, phải vùi chôn
Phách lạc hồn bay, hình trăm năm khó gìn để
Lúc trước việc nhà bối rối, đặt để còn chưa hợp hướng phương
Tới nay, tìm đất tốt lành, sửa sang lại, cầu an hình thể
Rày thân, phần mộ dời xong, lễ Ngu kính tế
Hồn thiêng xin hưởng, nguyện cầu vĩnh viễn âm phần
Phúc để di lưu, phù hộ vững bền miêu duệ
Văn khấn nghi lễ cúng sang cát, sửa mộ, dời mộ tại ban Sơn Thần và Thổ Thần nghĩa trang nơi đặt mộ cũ
Gia đình con sắm sửa hương hoa lễ vật dâng bầy lên trước án, kính mời chư vị Tôn Thần lai lâm chiếu giám.
Gia đình chúng con có ngôi mộ (Tên vong ………………………. húy …. hiệu ….) táng tại xứ này, nay muốn cải táng bốc mộ vì vậy chúng con kính cáo đấng thần linh, Thổ Phủ Long Mạch, Thổ Công, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ, tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ và liệt vị Tôn Thần cai quản tại nghĩa trang này.
Các ngài tuân chỉ Ngọc Hoàng thượng đế trấn giữ 01 phương tiều trừ tà tinh ác quỷ, phù hộ muôn dân, hun đúc thần phong linh khí, đức lớn công cao, nhân từ hiếu sinh.
Nay con xin thương xót tín chủ, giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, cho phép gia quyến chúng con bốc mộ của vong linh … (Tên người đã khuất) vào giờ….ngày…..tháng…..năm….. (Âm lịch) tại nơi đây.
Tín chủ thành tâm bái tạ Minh Thần, xin ngài phù hộ cho công việc cải cát được diễn ra suôn sẻ.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tâm thành, lượng cả xét soi, cúi xin các ngài chứng giám.
Văn khấn cúng nghi lễ cúng sang cát tại ban Sơn Thần và Thổ Thần tại nghĩa trang nơi đặt mộ mới
Gia đình chúng con có táng (Tên vong ………………………. húy …. hiệu ….) thọ chung ngày (ngày mất) ở khu đất này, kính dâng lễ (gồm:………..)
Đất có dữ, Có lành
Đều do họa và phúc
Kết phát dựa vào âm đức, cũng nhờ thần lực hiển linh.
Ấy thực thường tình, xiết bao cảm cách.
Những mong mồ yên mả đẹp.
Vậy dâng lễ bạc tâm thành.
Nhờ ơn đại đức
Thấu nỗi u tình
Khiến vong linh được an yên nơi chín suối
Phù hộ cho dương trần con cháu nội, ngoại được bình yên.
Chúng con dâng hương lễ bạc tâm thành, cúi xin được các ngài phù hộ độ trì.
Lời kết
Trên đây là một số chia sẻ về nghi lễ cúng sang cát mà bạn cần biết. Nếu bạn đang tìm kiếm mộ đá cải táng hay lăng mộ đá, Đã Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt luôn sẵn sàng cung cấp những sản phẩm chất lượng – uy tín- giá cạnh tranh nhất trên toàn quốc.
Tại Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt, bạn sẽ luôn nhận được những sản phẩm đá tự nhiên cao cấp. Được chế tác với công nghệ tiên tiến bởi những nghệ nhân có kinh nghiệm và tài năng. Bên cạnh đó, khâu vận chuyển nhanh chóng cho các tỉnh miền Nam, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Trà Vinh, Long An …
BÀI VIẾT MỚI