Tết Thanh Minh là một trong những ngày lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên của người dân Việt Nam. Đây là ngày lễ mang đậm nét truyền thống in sâu trong mỗi người dân Việt Nam. Vào ngày này, những người con xa quê đều sắp xếp công việc để về tảo mộ tổ tiên của mình. Vậy Tiết Thanh Minh có ý nghĩa, nguồn gốc từ đâu mà có? Cùng tìm ra câu trả lời ở bài viết bên dưới.
Tết Thanh Minh 2024 nhằm vào ngày nào dương lịch?
Ngày lễ Tết Thanh Minh ở Việt Nam thường không có ngày cố định. Bởi vì thời gian bắt đầu từ:
Ngày 4 đến ngày 5 của tháng 4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng từ ngày 20 đến ngày 21 tháng 4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ).
Vào dịp Tết Thanh Minh thì con cháu trong gia đình sẽ cùng nhau sum họp để về thăm mộ của tổ tiên, cùng nhau dọn dẹp, quét rửa mộ phần và bày mâm cúng cho tổ tiên với mong muốn tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn khỏe mạnh bình an.
Năm 2024, Tết Thanh Minh rơi vào ngày thứ năm, nhằm ngày 4/4/2024 dương lịch (ngày 26/2/2024 Giáp thìn).
Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết Thanh Minh
Nguồn gốc của Tiết Thanh Minh
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian cho biết, Tiết thanh minh là một trong 24 tiết khí của một năm. Tiết khí này được phân chia theo quan niệm từ xa xưa của các quốc gia thuộc khối Á Đông. Về mặt nghĩa đen, thanh có nghĩa là khí trong, minh có nghĩa là sáng sủa. Tiết thanh minh khi dịch ra có nghĩa là bầu trời mát mẻ, quang đãng. Tiết thanh minh là tiết thứ năm trong 24 tiết khí, bắt đầu sau ngày khi kết thúc Lập Xuân 45 ngày và bắt đầu sau ngày Đông chí 105 ngày.
Ngoài Tết thanh minh, vào những ngày đầu năm của còn có một lễ hội cổ xưa đó chính là Hội Đạp Thanh hay còn có tên gọi khác là hội giẫm cỏ. Đây là lễ hội bắt nguồn từ Trung Quốc và được lưu truyền vào Việt Nam từ thời xa xưa.
Trong ngày này, các nam thanh nữ tú sẽ sắm sửa cho mình những bộ quần áo đẹp để cùng đi du xuân. Hiện tại, ở Việt Nam lễ hội này không còn được lưu truyền nữa nhưng chúng ta vẫn có thể biết được lễ hội này qua đoạn thơ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du có những câu văn miêu tả tiết thanh minh và lễ đạp thanh như sau:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh,
Gần, xa nô nức yến anh,
Chị, em sắm sửa bộ hành chơi xuân,
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa, xe như nước, áo quần như nêm.”
Ý nghĩa của Tết Thanh Minh
Đối với người Việt Nam, Tết Thanh Minh là cơ hội để con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù cho có bận đi xa làm ăn thì vào ngày này mọi người trong gia đình sẽ cùng tụ họp lại đi tảo mộ, tiếp đó là quây quần bên mâm cơm gia đình. Những ngôi mộ được vệ sinh sạch sẽ tươm tất thể hiện lòng thành kính của mình đối với ông bà, tổ tiên.
Trong dịp Tết Thanh Minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc và tấp nập, điều này thể hiện đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”-một truyền thống tốt đẹp của người Việt . Răn dạy con cháu nên biết yêu thương hiếu thảo trân trọng ông bà, bố mẹ khi còn sống chứ không phải chờ đến khi họ mất mới tỏ lòng thành kính của mình thì đã muộn.
Tiết Thanh Minh và tết Hàn Thực có giống nhau không?
Mặc dù Tết Thanh Minh và Tết Hàn Thực có những năm sẽ bị trùng ngày với nhau nên mọi người dễ bị nhầm lẫn là một. Tuy nhiên, hai ngày này thực chất có ý nghĩa và nguồn gốc hoàn toàn riêng biệt và không hề giống nhau.
Tết Thanh Minh chính là ngày đầu trong tiết thanh minh, một trong 24 tiết của một năm. Trong khi đó, Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ một điển tích cổ ở Trung Quốc với ý nghĩa tưởng nhớ về vua Tấn Văn Công đến Giới Tử Thôi. Tết Hàn Thực kéo dài từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 3 Âm lịch hàng năm.
Thời tiết – tiết khí thanh minh
Về khía cạnh thời tiết thì tiết thanh minh có khí hậu rất mát mẻ và vô cùng trong lành. Nếu ở miền nam thì bạn sẽ không nhận thấy rõ điều này nhưng khi ở miền bắc thì tiết thanh minh là một trong những khoản thời gian đẹp nhất trong năm.
Nhờ có các luồng gió đông bắc rét lạnh đã yếu dần, các luồng gió đông nam ấm áp cũng đã mạnh lên và mưa phùn dường như không còn nữa. Nhờ vậy, sự tê tái của cái lạnh đã không còn mà thay vào đó là tiết trời trong lành, dễ chịu với nhiệt độ cao hơn và độ ẩm thấp hơn. Với khí hậu dễ chịu nên nhiều người cũng chọn tiết thanh minh cho nhiều hoạt động ngoài trời như: du xuân, cắm trại,…
Người Việt thường làm gì trong Tiết Thanh Minh
Tết thanh minh đi tảo mộ
Đối với người Việt Nam, ngày Tết Thanh Minh là ngày các thành viên trong gia đình sum vầy và nhớ về ông bà, tổ tiên của mình. Con cháu sẽ chuẩn bị lễ vật và dâng hương cho những người đã khuất, sau đó sẽ tiến hành dọn dẹp mộ phần với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu có sức khỏe và luôn được bình an. Sau khi thực hiện xong nghi thức tảo mộ các thành viên cùng nhau về nhà lập mâm cơm dâng lên bàn thờ tổ tiên và cùng nhau ăn uống sum vầy.
Thanh minh nên cúng gì?
Trong ngày Tết Thanh Minh, ngoài việc tảo mộ ông bà tổ tiên ra thì việc cúng kiếng và chuẩn bị mâm cỗ cũng là một phần quan trọng được nhiều người quan tâm. Mọi người trong gia đình ra chợ hoặc siêu thị mua thực phẩm để chuẩn bị mâm cúng ông bà, tùy theo thói quen của từng gia đình mà các mâm cúng và các bước chuẩn bị cũng sẽ khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là một mâm cơm bình thường để mời cơm ông bà tổ tiên cùng nhau thưởng thức và sum vầy chứ không quá cầu kỳ hay khoa trương, mở yến tiệc linh đình.
Sắm lễ Tiết Thanh Minh
Việc sắm lễ Tết Thanh Minh rất quan trọng và thường được chia ra làm hai phần: sắm lễ ở mộ và trong nhà.
Ở mộ
Khi làm lễ tảo mộ ở tại mộ phần thì gia chủ sẽ tiến hành sắp xếp đồ cúng, lưu ý hoa quả, giấy tiền được đặt chung, nhưng lễ mặn thì đặt riêng. Sau đó thắp nhang, đèn và hãy nhớ rằng chỉ nên cắm 1 hoặc 3 nén, kiêng kỵ cắm 2 nén và vái 3 lần để tỏ lòng thành với chư thần bề trên rồi mới mời gia tiên trở về và bắt đầu đọc bài khấn vái cho tết thanh minh.
Khi hương tàn, mọi người tiến hành đến khu lăng mộ của gia đình thắp hương và xin phép ông bà cho mình được dọn dẹp. Lễ cúng hoàn tất, mọi người dọn dẹp, sửa sang. Khi tuần hương được hai phần ba lúc này mọi người có thể tạ lễ, hóa vàng, xin lộc và ra về.
Ở tại gia
Khi cúng lễ tết thanh minh tại nhà cần lưu ý những điều sau:
- Quét dọn, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tươm tấp đặc biệt là bàn thờ gia tiên.
- Sữa soạn, bài trí mâm cỗ trước ở nhà để tiến hành cúng sau khi đã làm lễ cúng thanh minh tại mộ.
- Thắp hương, khấn vái cho bề trên giống như các tục cúng khác.
- Cần có sự thành tâm và giữ thái độ trang trọng khi làm lễ nhằm thể hiện được lòng thành kính đối với ông bà, tổ tiên.
Tìm hiểu về tiết thanh minh trong văn hoá các nước Á Đông
Tiết thanh minh ở Trung Quốc
Đối với người Trung Quốc, tết thanh minh là một dịp mang ý nghĩa hết sức đặc biệt. Vì đối với các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao thì đây là một ngày lễ lớn. Người Trung Quốc cũng có truyền thống đi tảo mộ vào dịp tết thanh minh với những việc làm tương tự người dân Việt Nam.
Do đó, hằng năm vào ngày này những nghĩa trang ở tại Trung Quốc cũng đặc kín người. Trong quan niệm của người Trung Hoa thì Tiết Thanh Minh còn còn báo hiệu cho việc kết thúc của nỗi buồn và mở ra hy vọng mới. Trong dịp tết thanh minh, người dân Trung Quốc cũng có những hoạt động thú vị như tham dự các trò chơi thể thao, thả diều và đặc biệt là chơi banh da… Đây là một tập tục xuất phát từ thời xa xưa và rất phổ biến từ hoàng tộc đến dân chúng, cả nam lẫn nữ đều rất yêu thích.
Banh da là một môn thể thao do Hoàng Đế- thuỷ tổ của người Hoa sáng tạo ra nhằm để rèn luyện các binh sĩ nhưng qua một thời gian thì bộ môn này trở nên phổ biến hơn trong dân chúng và được nhiều người tập luyện. Vì thời tiết của tiết thanh minh rất mát mẻ và trong lành nên người Trung Hoa cũng thích đi thả diều vào khoảng thời gian này.
Tiết thanh minh của người Nhật
Thanh minh cũng là một dịp lễ truyền thống có từ lâu đời ở xứ sở hoa anh đào. Kể từ năm 1868 trở đi thì tiết thanh minh đã chính thức là một ngày lễ lớn và được nghỉ tại Nhật Bản. Trong ngày này, người dân Nhật sẽ đến chùa cầu nguyện hoặc nếu những ai theo đạo Shinto thì sẽ đến các ngôi đền Shinto để cầu khấn.
Trong ngôn ngữ Nhật thì tiết thanh minh được gọi là Shunbun No Hi hay Higan, có nghĩa là thế giới khác hay còn gọi là cõi Niết Bàn. Theo các truyền thuyết cổ xưa thì vào ngày tết thanh minh, ngày và đêm sẽ dài bằng nhau.
Đức Phật sẽ từ cõi ta bà hiện ra cứu rỗi chúng sanh thoát khỏi khổ đau và đưa họ về cõi Niết Bàn. Cho nên, tiết thanh minh còn là sự tượng trưng cho niềm hạnh phúc đối với văn hóa Nhật và cũng là dịp để con cháu thăm viếng mộ tổ tiên như bao quốc gia khác.
Tiết thanh minh cũng là lúc mùa hoa anh đào nở rộ ở khắp đất nước, báo hiệu cho mùa xuân đã về. Vì vậy, chính phủ Nhật Bản còn xem đây là ngày ngắm thiên nhiên và sự sống.
Trong ngày tết thanh minh thì các gia đình người Nhật sẽ mặc kimono truyền thống và ôm hộp gỗ trên tay đi ngắm hoa anh đào. Người Nhật cũng có những món ăn đặc trưng cho nền ẩm thực của mình vào tiết thanh minh như bánh nếp hay bánh đậu đỏ rất thơm ngon.
Tiết thanh minh của Hàn Quốc
Còn ở xứ sở kim chi thì tiết thanh minh cũng chính là tiết hàn thực, trong tiếng Hàn gọi là Hansik (Hàn thực) hay Cheonmyeong (thanh minh). Tiết thanh minh của người Hàn Quốc thường rơi vào ngày 5 tháng 4 dương lịch hàng năm.
Theo quan niệm của người Hàn thì đây là ngày liên quan đến cái chết. Từ xưa, người Hàn đã có tục tảo mộ trong dịp lễ thanh minh. Điểm đặc biệt của tiết thanh minh trong phong tục của Hàn Quốc là những bài hát mang ý nghĩa cúng bái, dâng lễ như lễ Jaejoong (tế điện), Yomanga (du sơn ca).
Đây cũng là ngày cho những người dân Hàn Quốc có cơ hội cùng nhau tề tựu bên gia đình và cùng nhau đi du xuân. Một số phong tục đặc biệt của người Hàn vào tiết thanh minh như tập chia lửa để giữ lửa không tắt trong ngày này. Khi lửa tắt thì mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức đồ ăn lạnh, hạn chế nấu nướng. Do đó cái tên hàn thực cùng xuất phát từ đây.
Tiết thanh minh còn là một dịp vô cùng ý nghĩa cho người Hàn Quốc. Để khởi đầu những điều mới thì người dân thường làm những việc như trồng cây, dựng vợ gả chồng, sinh con. Vì vậy, tiết khí thanh minh của người Hàn còn mang ý nghĩa cầu mong sự sinh sôi và nảy nở, duy trì nòi giống.
Những lưu ý để tránh gặp xui xẻo trong Tiết Thanh Minh
Sau đây là Những lưu ý để tránh gặp xui xẻo trong Tiết Thanh Minh:
- Đừng nên cúng viếng ở những nơi heo hút người qua lại. Vì theo quan niệm của người xưa thì những nơi như vậy âm khi sẽ rất nặng, dễ lây nhiễm tà khí và mang về nhà.
- Nên đi tảo mộ ở những nơi mà mọi người thường đi và cúng ở nơi đông người.
- Không được làm hư hại cảnh quan xung quanh trong khi vệ sinh mộ.
- Khi đi tảo mộ, tuyệt đối không được dẫm đạp lên mộ của những người đã khuất cũng không được phá hoại đồ thờ cúng ở đó vì hành động này thể hiện sự bất kính với người khuất mặt.
- Phụ nữ trong thời kỳ hành kinh, thai sản hoặc đau ốm cũng tránh không nên đi. Vì dễ lây nhiễm âm khí không tốt cho cơ thể cũng như thai nhi trong bụng.
- Khi tảo mộ thì mộ phần tổ tiên phải được quét dọn một cách sạch sẽ, làm sạch hết cỏ dại và vun thêm đất mới cho mộ.
- Không được nô đùa hay chụp ảnh, quay phim trước những ngôi mộ. Vì có thể những điều dơ bẩn sẽ bị chụp lại hoặc bị ghi lại. Người âm sẽ theo bạn về nhà và mang đến điềm hung cho gia đình.
- Nếu được, lúc về nhà nên đốt giấy và đưa qua đưa lại quanh người để gột rửa âm khí.
Lời kết:
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ và chi tiết nhất về tiết thanh minh và giải đáp những câu hỏi mà mọi người vẫn thường thắc mắc. Hy vọng rằng sau bài viết này mọi người đã có thêm hiểu biết về ngày lễ đẹp này.
Ngoài ra, nếu quý khách có nhu cầu trùng tu mộ, xây dựng lại mộ mới cho ông bà, tổ tiên hay người thân đã khuất của mình thì hãy liên hệ ngay với cơ sở Đá Mỹ Nghệ Tâm Linh Việt, đơn vị chuyên sản xuất và thi công các mẫu lăng mộ đá, kiến trúc đá, đồ thờ đá, linh vật đá, …chất lượng và uy tín.
Bài viết liên quan:
- Mộ kết là gì? Mộ kết và mộ trùng có giống nhau không? Hướng dẫn chi tiết
- Nghi lễ cúng tạ mộ cần sắm những gì? Hướng dẫn chi tiết
- Cúng 100 ngày là gì? Những lưu ý khi cúng 100 ngày cho người đã khuất
- Lưu ý khi cúng 49 ngày cho người đã khuất
- Phong tục và ý nghĩa của nghi lễ cúng sang cát cho người đã khuất
BÀI VIẾT MỚI